Kế hoạch đào tạo lớp QTBAT-K.05
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
Nghề đào tạo: Kỹ thuật chế biến món ăn – Khóa 5
Mã nghề: 40810204
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương.
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo).
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 20
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề.
I. Mục tiêu đào tạo:
I.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;
+ Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Quản trị tác nghiệp, sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm và an toàn thực phẩm;
+ Người học được cung cấp các kiến thức bổ trợ về nghiệp vụ chế biến món ăn như: Văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, hạch toán định mức, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, kỹ thuật trang trí cắm hoa;
+ Cung cấp cho người học những kiến thức khác có liên quan đến nghề Kỹ thuật chế biến món ăn;
+ Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;
- Kỹ năng:
+ Hình thành cho người học các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản trong chế biến món ăn trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;
+ Hình thành cho người học khả năng làm việc độc lập; tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cơ bản;
+ Rèn luyện cho người học sức khoẻ, đạo đức và ý thức kỷ luật cao;
+ Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;
I.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;
+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN;
+ Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.
I.3. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính...; hoặc các vị trí khác trong nhà bếp tuỳ theo khả năng và yêu cầu của công việc cụ thể.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
II.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Thời gian học tập: 104 tuần
- Thời giao thực học tối thiểu: 2550 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra môn và thi: 180 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 29 giờ)
II.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian các môn chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn đào tạo nghề: 2340 giờ. Trong đó:
+ Thời gian học các môn chung bắt buộc: 1800 giờ
+ Thời gian học tự chọn: 540 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 502 giờ
+ Thời gian học thực hành: 1838 giờ
II.3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo trong Chương trinh khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập và các môn học theo logic sư phạm đảm bảo người học có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu qủa)
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | HỌC KỲ 1 | HỌC KỲ 2 | HỌC KỲ 3 | HỌC KỲ 4 | |||
Tổng số | Trong đó | ||||||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | |||||||
I | Các môn học chung | 210 | 106 | 87 | 17 | x | |||
1 | Pháp luật | 15 | 10 | 4 | 1 | x | |||
2 | Chính trị | 30 | 22 | 6 | 2 | x | |||
3 | Giáo dục thể chất | 30 | 3 | 24 | 3 | x | |||
4 | Giáo dục quốc phòng-An ninh | 45 | 28 | 13 | 4 | x | |||
5 | Tin học | 30 | 13 | 15 | 2 | x | |||
6 | Ngoại ngữ cơ bản | 60 | 30 | 25 | 5 | x | |||
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 1800 | 345 | 1367 | 88 | ||||
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở | 105 | 70 | 27 | 8 | ||||
7 | Tổng quan du lịch và khách sạn | 30 | 28 | - | 2 | x | |||
8 | Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch | 75 | 42 | 27 | 6 | x | |||
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề | 1695 | 275 | 1304 | 80 | ||||
9 | Ngoại ngữ chuyên ngành | 210 | 60 | 120 | 30 | x | |||
10 | Quản trị tác nghiệp | 45 | 43 | - | 2 | x | |||
11 | Thương phẩm và an toàn thực phẩm | 45 | 42 | - | 3 | x | |||
12 | Sinh lý dinh dưỡng | 45 | 43 | - | 2 | x | |||
13 | Chế biến món ăn | 570 | 87 | 440 | 43 | x | |||
An toàn lao đông - và an toàn VSTP | 45 | 43 | 2 | x | |||||
Kỹ thuật trang trí cắm hoa | 15 | 3 | 13 | 2 | x | ||||
Kỹ thuật cắt tỉa | 30 | 5 | 23 | 2 | x | ||||
Lý thuyết chế biến món ăn và thức uống | 30 | 28 | 2 | x | |||||
Quản trị bếp | 30 | 28 | 2 | x | |||||
Nghiệp vụ bếp Âu | 140 | 36 | 78 | 6 | x | ||||
Nghiệp vụ bếp Á | 140 | 36 | 78 | 6 | x | ||||
Nghiệp vụ bếp Việt Nam | 140 | 36 | 78 | 6 | x | ||||
14 | Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở | 780 | - | 780 | - | x | x | x | x |
III | Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn | 540 | 157 | 325 | 58 | ||||
15 | Văn hóa ẩm thực | 45 | 15 | 27 | 3 | x | |||
16 | Xây dựng thực đơn | 45 | 15 | 25 | 5 | x | |||
17 | Hạch toán định mức | 45 | 27 | 15 | 3 | x | |||
18 | Nghiệp vụ nhà hàng | 135 | 43 | 81 | 11 | x | |||
19 | Chế biến bánh và món ăn tráng miệng | 225 | 42 | 150 | 33 | x | |||
20 | Môi Trường và an ninh - an toàn trong du lịch | 45 | 15 | 27 | 3 | x | |||
Tổng cộng | 2550 | 608 | 1779 | 163 | |||||
IV | Các môn bổ trợ | 165 | 90 | 66 | 11 | ||||
1 | Kỹ năng truyền thông | 30 | 13 | 15 | 2 | x | |||
2 | Phong thủy trong ngành bếp | 30 | 19 | 9 | 2 | x | |||
3 | Kỹ năng sinh hoạt công đồng - Múa hát tập thể | 45 | 15 | 27 | 3 | x | |||
4 | Kỹ năng giải quyết than phiền - Phàn nàn | 30 | 30 | 0 | 2 | x | |||
5 | Kỹ năng tạo mối quan hệ | 30 | 13 | 15 | 2 | x | |||
V | KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN HỌC, MOĐUN VÀ THI TỐT NGHIỆP | ||||||||
V.1 | Hình thức kiểm tra kết thúc môn học, mođun | ||||||||
+ Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tậpthực hành | |||||||||
+ Thời gian kiểm tra: | + Lý thuyết: Không quá 120 phút | ||||||||
+ Thực hành: Không quá 8 giờ | |||||||||
V.2 | Thi tốt nghiệp | ||||||||
Môn thi | Hình thức thi | Thời gian thi | |||||||
1 | Chính trị | Viết | 120 Phút | ||||||
2 | Kiến thức, kỹ năng nghề | ||||||||
+ Lý thuyết nghề: Quản trị tác nghiệp | Viết | 180 Phút | |||||||
+ Thực hành nghề: Chế biến món ăn | Bài thị thực hành | 24 giờ |