Quản trị mạng – Nghề của các thủ lĩnh thế giới công nghệ

Quản trị mạng máy tính không phải là nghề phù hợp với tất cả mọi người. Đó là nghề sẽ mang lại cho bạn nhiều phúc lợi, thù lao và địa vị xã hội. Nhưng, song song với đó là những thách thức thú vị đang chờ những con người tự tin có thể đem lượng kiến thức về kỹ thuật khổng lồ vào ứng dụng thực tiễn.

Người quản trị mạng (QTM) phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.

Công việc cụ thể của từng chuyên viên QTM sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử cần tới một phòng QTM với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm.

Các doanh nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 người, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng. Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người QTM phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả việc theo dõi cập nhật nội dung của website đơn vị. Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm QTM được phân công một công việc cụ thể như QTM chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.

QTM thường chỉ liên quan đến công việc kỹ thuật mạng và hiếm khi phải hỗ trợ trực tiếp người sử dụng.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Chính trị
  • Pháp luật
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục quốc phòng
  • Ngoại ngữ
  • Tin học
  • Anh văn chuyên ngành
  • Tin học đại cương
  • Tin học văn phòng
  • Internet
  • Toán ứng dụng
  • An toàn vệ sinh công nghiệp
  • Các môn chuyên ngành:
  • Thiết kế xây dựng trong mạng LAN
  • Lắp ráp và cài đặt máy tính
  • Quản trị mạng
  • An toàn mạng
  • Thiết kế web
  • Thiết kế bản vẽ 2D với Autocad
  • Thiết kế mẫu với Illustrator
  • Xử lý ảnh bằng Photoshop
  • Tạo ảnh động với Macromedia Flash MX
  • Thực hành tại trường Thực tập thực tế tại các doanh nghiệp
  • Kỹ năng truyền thông
  • Kỹ năng sinh hoạt cộng đồng – Múa hát tập thể
  • Kỹ năng giải quyết than phiền – Phàn nàn
  • Kỹ năng tạo mối quan hệ
  • Kỹ năng ca hát

KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC

  • Hiểu đúng về các loại phần cứng, bao gồm: thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch, dây dẫn và các thiết bị thiết yếu khác.
  • Có kiến thức về địa chỉ IP, và một số giao thức mạng phổ biến như IPv4, IPv6.
  •  Vận hành và ứng dụng thực hành tốt các kiến thức về  các hệ điều hành ( Windows, Linux, MAC OS, Ubuntu).
  • Có kiến thức về các dịch vụ mạng khác nhau như thư mục, tệp, ứng dụng, email, HTTP, FTP, DNS, VPN.
  •  Đồng thời, kiến thức chuyên môn về mã hóa – giải thuật hay các vấn đề về tường lửa, IDS, chống virus…là hết sức quan trọng đối với một người làm quản trị mạng.
  • Nếu theo ngành quản trị mạng máy tính thì bạn cần có những kiến thức như cách sử dụng internet, sử dụng các công cụ, ứng dụng phần mềm có sẵn trong Windows. Hiểu về cấu trúc máy tính, các nguyên lý hoạt động của thiết bị ngoại vi, bảo trì máy tính, bảo mật máy tính PC, laptop…
  • Quản trị hệ thống
  • Linux và Unix
  • Cấu hình mạng (đôi khi còn cần cả bấm dây mạng), cấu hình hệ thống
  • Hỗ trợ kỹ thuật
  • Cài đặt phần mềm
  • Cisco
  • Tường lửa
  • Giải quyết sự cố
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp
  • Kỹ năng lên kế hoạch
  • Nghiên cứu
  • Quản trị dự án
  • Dịch vụ khách hàng

Trường Trung cấp Việt Giao

Đừng ngần ngại, liên hệ nhân viên tư vấn tuyển sinh để trao đổi nhằm hoạch đinh tương lai giáo dục

0979 66 88 68

FORM LIÊN HỆ ONLINE