Chứng chỉ ‘quản lý nhà hàng’ và vai trò lợi nhuận đối với doanh nghiệp

Chứng chỉ ‘quản lý nhà hàng’ và vai trò lợi nhuận đối với doanh nghiệp

Nhiều nhà hàng như vậy đương nhiên sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Làm sao để thu hút được khách hàng và giữ được khách?

Nghề quản lý nhà hàng – khó hay dễ?

Chủ sở hữu thường có khuynh hướng muốn cắt giảm chi phí (bao gồm cả chi phí nhân công) để tối đa hóa lợi nhuận, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên, những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đương nhiên, khi ở tâm trạng bất mãn, nhân viên khó có thể phục vụ khách hàng với tất cả sự tận tình nên dễ làm họ phật ý. Hệ quả là doanh thu của nhà hàng và lợi nhuận của chủ sở hữu sẽ giảm sút. Khi đó, chủ sở hữu lại muốn cắt giảm chi phí.

Tỷ lệ thực hành chiếm tỷ trọng 70% trong chương trình đào tạo.

Thú vị từ giáo trình đến thực tiễn

Với vai trò quản lý, nhiệm vụ của bạn là làm sao thuyết phục chủ sở hữu dành những sự đãi ngộ hợp lý cho người lao động, động viên tinh thần làm việc của nhân viên, lại vừa làm hài lòng những khách hàng khó tính. Có thể nói, giữ cân bằng lợi ích của 3 bên (chủ sở hữu, nhân viên và khách hàng) trong mối quan hệ này là thử thách to lớn nhất đối với người quản lý nhà hàng. Tuy nhiên, nó đồng thời cũng là cơ hội lý tưởng để họ chứng tỏ được năng lực cũng như khẳng định tầm quan trọng của mình trong doanh nghiệp.

Quản lý nhà hàng không chỉ đào tạo để phục vụ cho giới VIP để họ tổ chức kinh doanh, do vậy chương trình học của nghề này không chỉ nhấn mạnh yếu tố “kỹ thuật tạo lợi nhuận” mà còn hướng đến tiêu chí “tay nghề” của một ngành kinh doanh với những chuyên môn bao gồm kế toán, nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, tài chính, kỹ năng tạo mối quan hệ, quản lý nhân sự, quan hệ công chúng, phong thủy trong kinh doanh… Vì mục tiêu cuối cùng của mọi nhà hàng đều là chiến lược phát triển bền vững nên yếu tố lợi nhuận rất được coi trọng.

Do vậy, các kỹ năng chuyên ngành đa dạng từ quản lý nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm thường dùng tại nhà hàng, có kiến thức văn hoá đặc trưng đa quốc gia… tất cả đều có trong giáo trình, với ngành học được chú trọng đào tạo từ thực tiễn cho nên tỷ lệ thực hành luôn chiếm tỷ trọng cao và được giảng dạy bởi những giảng viên đầu ngành, thành công trong nghề nghiệp.

Học chứng chỉ quản lý nhà hàng ở đâu?

Được thực hành trực tiếp với các giảng viên đầu ngành

Hiện nay trường trung cấp Việt Giao đang đào tạo cấp chứng chỉ Quản lý nhà hàng với thời gian học 3 tháng bên cạnh các khóa ngắn hạn khác như Bếp Việt NamBếp Âu – Á, Lễ tân

Ngành học này cũng được đưa vào giảng dạy trong hệ trung cấp nghề chính quy các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị Bếp và Ẩm thực, Hướng dẫn du lịch tuyển sinh khóa 45.