Quản lý quán Bar là vị trí mà hầu như tất cả các Bartender đều lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. Ở vị trí công việc này Bartender sẽ nhận được nhiều đãi ngộ tốt hơn cùng mức lương hấp dẫn và tất nhiên các công việc mà họ đảm nhận cũng sẽ trở nên phức tạp hơn. Vậy khi trở thành quản lý quán Bar sẽ phải làm những công gì? Trong bài viết dưới đây của Trung cấp Việt Giao sẽ mang đến cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về những công việc của vị trí này.
Những công việc cần phải làm khi là quản lý quầy Bar
MỤC LỤC
Quản lý kho hàng
Một trong những công việc quan trọng nhất thuộc phạm vi trách nhiệm của một người quản lý quán Bar chính là nắm bắt rõ những gì quán đang kinh doanh, hiểu được loại đồ uống nào đang được tiêu thụ tốt nhất để quyết định nhập hàng, từ đó trao đổi với nhà cung ứng nhập mua những loại nguyên liệu cần thiết.
Toàn bộ quá trình này được gọi là quản lý kho hàng, tất cả phải được thực hiện một cách chính xác và nhất quán nhất, bởi nếu có bất kỳ sự sai sót hay nhầm lẫn nào xảy ra trong khâu kiểm soát nguyên liệu cũng có thể làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của quán. Theo dõi kho hàng kỹ lưỡng sẽ giúp người quản lý nắm bắt được loại thức uống nào được tiêu thụ nhiều nhất và loại nào mang lại lợi nhuận lớn nhất. Đây chính là điểm mấu chốt giúp quán Bar có kinh doanh thuận lợi và phát triển thành công.
Lên kế hoạch và triển khai các chiến lược quảng bá
Thu hút khách hàng mới và đồng thời xây dựng lực lượng khách hàng thân thiết không chỉ là trọng trách lớn với quản lý quán Bar mà còn là mối bận tâm hàng đầu đối với chủ quán. Tùy thuộc vào quy mô của mỗi quán Bar mà sẽ có đội ngũ tiếp thị riêng hay không tuy nhiên một điều chắc rằng người quản lý sẽ phải tham gia vào quá trình đóng góp ý tưởng, lên kế hoạch và triển khai các chiến lược quảng bá.
Điều này cho thấy được quản lý quán Bar là một vị trí công việc không hề đơn giản và đòi hỏi phải hội đụ đủ năng lực đa nhiệm mới có khả năng đảm nhận được. Bởi khi làm việc ở vị trí này bạn sẽ phải trang bị cho bản thân các kiến thức cả về tiếp – quảng bá ít nhất là từ cơ bản đến chuyên sâu nếu có thể.
Duy trì doanh số bán hàng
Ngay cả khi các chiến lược quảng bá đã được thiện hiện và thành công trong việc thu hút khách hàng, không chỉ dừng lại ở đây mà người quán vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ duy trì doanh số bán hàng. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm về số lượng đồ uống được bán ra và mức lợi nhuận thu về từ những thứ đã bán được đó. Như đã nói công việc kiểm soát kho hàng sẽ cho bạn biết được loại đồ uống nào được ưa chuộng nhiều nhất và loại thức uống nào mang lại lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu của quản lý quán Bar đó là làm cho những món đồ uống được ưa chuộng có thể mang lại cho quán lợi nhuận cũng như món thức uống mang lại nhiều lợi nhuận sẽ được ưa chuộng và tiêu thụ nhiều hơn.
Tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới và giám sát các nhân viên làm việc
Quản lý quán Bar cũng có trách nhiệm tuyển dụng và xây dựng đội ngũ nhân viên cho quán. Người quản lý sẽ có nhiệm vụ trực tiếp phỏng vấn, tìm ra người phù hợp với yêu cầu vị trí công việc, sau đó là đào tạo nghiệp vụ cho đến khi họ đã làm quen và có thể bắt đầu làm chính thức. Tuy nhiên không phải quán Bar nào người quản lý cũng sẽ phải trực tiếp đào tạo, bạn có thể trao đổi quy định và mô tả công việc với nhân viên mới.
Như vậy bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho nhân viên mới mà vẫn đảm bảo họ được đào tạo trực tiếp và chi tiết về công việc. Sau khi các bạn nhân viên mới đã được đào tạo bài bản và bắt đầu chính thức làm việc, quản lý sẽ giảm sát và đánh giá công việc của họ trong mỗi ca làm. Cùng với đó là sắp xếp lịch trình, phân công công việc và theo dõi hiệu quả làm việc.
Đảm bảo an toàn và giữ gìn sạch sẽ cho quầy Bar
Việc đảm bảo môi trường quán Bar luôn được vệ sinh, an toàn là yếu tố vô cùng quan trọng. Khách hàng sẽ có ấn tượng tốt và luôn đánh giá cao nếu bước vào một quán Bar được chăm chút, lau dọn cẩn thận. Đồng thời một không gian quán cũng sẽ mang đến cảm giác tích cực, thoải mái cho nhân viên và thúc đẩy tinh thần làm việc hiệu quả.
Tuy người quản lý quán Bar có thể không cần phải trực tiếp chịu trách nhiệm dọn dẹp, thường công việc sẽ được giao cho Bartender và nhân viên vệ sinh nhưng quản lý vẫn sẽ có trách nhiệm sắp xếp lịch dọn dẹp rõ ràng và công bằng cho từng nhân viên, đặt mua các vật dụng lau dọn cần thiết và kiểm soát các công việc đã được hoàn thành vào cuối mỗi ngày, luôn đảm bảo quán được sạch sẽ, gọn gàng sẵn sàng đón khách.
Xem thêm: Trang bị quầy Bar cần những thiết bị gì?
Trên đây là những thông tin chi tiết về quản lý quán Bar mà Trung cấp Việt Giao muốn chia sẻ với quý khách hàng. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ website: https://vietgiao.edu.vn/ hoặc qua Hotline: 0979.66.88.68 – 081.77777.85 – 0925.357.357.