Câu chuyện về những người thầy trong xã hội ngày nay

Câu chuyện thứ 1: Giám đốc không cần… tấm bằng ĐH

Năm 2004, Nguyễn Tấn Chính (SN 1984, TP.HCM) trúng tuyển vào trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM nhưng anh không chọn ĐH mà đăng ký học Quản trị Khách sạn ở trường Trung cấp Việt Giao. Sau khi tốt nghiệp, cũng như bao sinh viên cùng trang lứa, anh bắt đầu tìm kiếm công việc chính thức. Trong quá trình đi học, anh đã chạy chân phục vụ cho các nhà hàng nên tích lũy được kha khá kinh nghiệm. Với những kiến thức học ở trường cùng kinh nghiệm có được, anh nhanh chóng bắt kịp công việc.

Dù gia đình không ủng hộ việc học nghề nhưng anh Tấn Chính đã chứng minh bằng vị trí và kết quả công việc hiện tại

Chỉ sau 2 năm, anh được cân nhắc lên vị trí quản lý. Thời gian sau đó, nhiều năm liền anh làm quản lý cho các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng như New World, Caravelle… Trải qua nhiều công việc như phục vụ, pha chế, quản lý, giám sát viên, giám đốc điều hành…, sau 10 năm nhìn lại, chỉ với xuất phát điểm là trường trung cấp nhưng anh Tấn Chính đã có những thành quả mà không phải bất kỳ một sinh viên ĐH nào cũng có thể đạt được. Hiện nay, anh đang làm Phó Giám đốc Điều hành Kinh doanh và Hoạt động cho Phương Nam Resort với mức thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng.

Anh Tấn Chính trong hội đồng chấm báo cáo kiến tập, thực tập cho các sinh viên trường Việt Giao

Nhiều năm đi làm, anh Tấn Chính còn trực tiếp hướng dẫn thực tập cho hàng trăm sinh viên, trong đó có rất nhiều sinh viên ĐH. Hơn cả một người anh đi trước, nhiều bạn còn coi anh như là người thầy. Niềm vui của anh chính là đem những kiến thức học mà anh đã học để chỉ dạy cho các bạn. Bởi theo anh, xã hội ngày nay đánh giá cao năng lực hơn là bằng cấp. Vì vậy, chỉ cần có niềm đam mê với nghề, bạn trẻ vẫn có thể có công việc ổn định

Câu chuyện thứ 2: Từ trung cấp nghề trở thành… thạc sĩ

Cùng quan điểm với anh Tấn Chính, anh Trần Phát (SN 1988, TP.HCM) cũng cho rằng chương trình học nghề hiện nay rất thực tế và là một bệ phóng tốt cho nhiều bạn trẻ. Riêng với nghề Hướng dẫn Du lịch, sinh viên được trực tiếp dẫn tour, thực hành ở những tuyến điểm. Qua những chuyến đi thực tế, các bạn sẽ trở nên dạn dĩ, đồng thời kỹ năng nghề nghiệp được trau dồi. Mức lương cho những hướng dẫn lành nghề không hề nhỏ. Dẫn một tour du lịch 3-4 ngày, hướng dẫn đã bỏ túi 5-6 triệu đồng, khi đắt show, mỗi tháng cũng ít nhất 20-30 chai (triệu). Hướng dẫn nào thạo ngoại ngữ dẫn khách nước ngoài còn thu được “bộn” hơn.

Anh Trần Phát với trao giải cho SV trong đêm Gala dinner Sắc màu cuộc sống, Sắc màu Việt Giao tại Phan Thiết – Bình Thuận

Không cầm trong tay tấm bằng ĐH nhưng anh Trần Phát có niềm đam mê mãnh liệt với nghề hướng dẫn. Ngay khi còn trên ghế nhà trường, anh đã chủ động lăn xả để học nghề. Có những lúc đi tour trong người chưa có đến 100 ngàn hay anh phải chỉ bằng lòng với trợ cấp chỉ vài trăm ngàn để dẫn khách du lịch. Chính vì tay nghề được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thực tế nên anh đã được công ty Truyền thông Giải trí và Du lịch Việt Nam giữ lại làm hướng dẫn viên chính thức. Hiện nay, anh đang là Phó Tổng Giám đốc của công ty. Dù khá bận rộn với những chuyến xuôi ngược Nam Bắc nhưng không dừng lại ở đó, anh còn sắp xếp thời gian theo học chương trình thạc sĩ và đã hoàn thành xong bậc học này. Anh mong muốn truyền lửa đam mê cho các bạn trẻ nghề nghiệp rất thú vị này.

Với hơn 15 năm giảng dạy, thầy Trương Tuấn Kiệt đã có những đóng góp tích cực trong việc thay đổi mô hình đào tạo nghề tại trường Việt Giao

Thầy Trương Tuấn Kiệt – Trưởng Ban Kiểm soát Đào tạo và Quản lý chất lượng toàn diện trường Trung cấp Việt Giao chia sẻ: “Rất nhiều nước Châu Âu đã đi lên bằng việc phát triển các mô hình học nghề tiên tiến mà điển hình là Đức. Chương trình nghề của nước ta hiện nay đã học tập rất nhiều các mô hình đào tạo của nước ngoài và có thay đổi theo hướng thực tế. Vận dụng linh hoạt những kỹ năng nghề nghiệp vào công việc mà nhiều bạn có việc làm ổn định, vị trí cao trong xã hội. Chính vì thế, quan niệm thầy – thợ ngày nay cần phải xem xét lại”.

Còn rất nhiều câu chuyện về những người thầy trong xã hội ngày nay. Những người thầy không đơn giản chỉ là những dạy chữ, cũng không phải chỉ những người phải có trong tay tấm bằng ĐH, thạc sĩ mà chỉ cần là những người truyền dạy cho các bạn nghề nghiệp.