Cú lội ngược dòng mang tên “trung cấp”

Những lợi ích không ngờ

Theo chương trình khung đào tạo bậc học trung cấp thì sinh viên theo học hệ này được đào tạo kiến thức, tay nghề với 30% lý thuyết, bài tập và thực hành chiếm 70% khối lượng kiến thức, nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc thực tế để triển khai công việc. Do vậy, khi ra trường, sinh viên sẽ thuần thục trong kỹ năng và có thể bắt kịp với yêu cầu công việc theo đúng ngành nghề mình theo học.

Sau khi học xong trung cấp, sinh viên được liên thông lên các trường đại học, theo đúng chuyên ngành của mình. Các bạn có thể vừa học vừa làm, vừa tiếp thu kinh nghiệm vừa có kinh phí để tiếp tục học tập. Lúc này, ngoài việc nắm trong tay tấm bằng thì sinh viên cũng đã tích lũy cho mình được mấy năm kinh nghiệm làm việc, có lợi thế hơn trong việc xin việc làm.

Không những thế, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên học trung cấp rất lớn, được các công ty và doanh nghiệp tuyển dụng tại chỗ, ngay trong quá trình học và ngay sau khi ra trường với mức lương bảo đảm. Hiện tại, nhiều trường trung cấp liên kết với doanh nghiệp trong việc đảm bảo đầu ra việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường của các bạn học trung cấp là rất lớn

Theo ông Trần Phát – Phó Tổng giám đốc Công ty Truyền thông giải trí và Du lịch Việt Nam thì có một thực tế là tại Việt Nam, nhiều người đua nhau học lên cao đẳng, đại học, thậm chí là cao học đơn giản vì tấm bằng có giá mà không biết mình học để làm gì.

“Chúng tôi đánh giá cao những người học nghề. Họ biết mình là ai, mình muốn làm gì và mình phải làm như thế nào. Nhiều người đến xin việc mà không hiểu rằng chúng tôi sẵn sàng trả lương cao cho một người biết làm việc chứ không cần những tấm bằng chỉ biết nói”, ông Phát cho biết.

Chuyển hướng học nghề nếu thực sự đam mê

Trên thực tế, nhiều bạn trẻ do định hướng của gia đình, vì áp lực bằng cấp nên cố gắng theo đuổi con đường đại học. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh, nếu các bạn thực sự có đam mê với một ngành nghề nào đó thì các bạn mới dễ dàng thành công và theo đuổi được tới cùng.

Không ít sinh viên sau khi đậu vào trường ĐH mà bao người mơ ước nhưng do không có đam mê, định hướng và một phần do năng lực học tập hạn chế nên đã không theo được tới cùng đã đành khép lại cánh cổng trường ĐH khi chưa kịp cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp.

Vốn là sinh viên năm 2 của một trường đại học (ĐH) lớn tại TP.HCM nhưng tới tháng 8/2016, Trần Thanh Ngọc (quê TP.HCM) đã mạnh dạn từ bỏ đại học để chuyển sang hệ trung cấp. Ngọc cho biết: “Sau khi tốt nghiệp lớp 12, em thi đại vào ngành Quản trị kinh doanh vì lúc đó cũng không biết chọn học ngành nào. Học được gần 2 năm, em cảm thấy ngành này không phù hợp với mình, hơn nữa, áp lực học tập khiến em cảm thấy khá mệt mỏi. Do đó, em bỏ ngang ĐH và chuyển sang học ngành Quản trị khách sạn trường Trung cấp Việt Giao”.

Theo học ngành Quản trị khách sạn, Thanh Ngọc liên tục phát huy khả năng, sở trường của mình và đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Tháng 3/2017 Ngọc xuất sắc vượt qua hàng trăm thí sinh đến từ hơn 30 trường ĐH, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn TP.HCM giành giải nhất Hội thi học sinh sinh viên giỏi nghề lần thứ 9 do Thành Đoàn phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố tổ chức.

Sau hội thi, Ngọc được nhiều nhà hàng, khách sạn có tiếng mời về làm việc. Hiện tại, em đang làm cho một chuỗi cà phê với mức thu nhập lên tới chục triệu đồng.

Tương tự, trường hợp của bạn Trần Thị Thanh Thủy, nguyên là sinh viên khoa Kinh doanh Quốc tế trường ĐH Mở TP.HCM. Năm 2017, khi đang là sinh viên năm nhất, Thủy tham gia làm thêm ở nhà hàng khách sạn. Sau một thời gian em cảm thấy yêu thích công việc này và xin gia đình chuyển sang học trung cấp ngành Quản trị Khách sạn để tạo cơ hội nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Hiện tại, Thủy đang là sinh viên lớp QTKS K36 trường Trung cấp Việt Giao.

Theo quy định của Tổng cục dạy nghề, các trường trung cấp được phép tuyển sinh quanh năm theo hình thức xét tuyển bằng học bạ hoặc điểm thi đại học, cao đẳng.

Trường Việt Giao thông báo chiêu sinh các ngành Quản trị Bếp – Ẩm thực (chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn), Quản trị Khách sạn, Hướng dẫn Du lịch dành cho các bạn học dở dang trung học phổ thông, tốt nghiệp THPT; đã tốt nghiệp hoặc đang học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.

Liên hệ tư vấn tuyển sinh và nộp hồ sơ xét tuyển tại
Trường Trung cấp Việt Giao
Trụ sở: 193 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0979.66.88.68 – 0925.357.357
Đăng ký trực tuyến www.vietgiao.edu.vn

Những con số biết nói

Số liệu thống kê năm 2016 từ trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, có 946 sinh viên nhận quyết định buộc thôi học. Đây là những sinh viên không chịu học hành, bị cảnh cáo 3 lần liên tục.

Hiện nay, bình quân mỗi năm ĐH Nông Lâm TP.HCM có khoảng 600 sinh viên bị cảnh cáo học vụ, dẫn đến bị buộc thôi học (cả tự nguyện và bắt buộc), chiếm tỷ lệ khoảng 4%-5% tổng số sinh viên đào tạo.

Đầu tháng 10/2017, ĐH luật TP.HCM cũng đưa ra danh sách 112 em bị buộc thôi học và cảnh cáo 66 trường hợp khác, do học lực quá kém hoặc không tham gia các học phần.

ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), năm học 2016-2017, buộc thôi học hơn 500 sinh viên, cảnh báo học vụ khoảng 600 em.

Tháng 4/2016, ĐH Sư phạm TP.HCM công bố danh sách 617 sinh viên các khóa (từ K37 đến K40) thuộc diện bị buộc thôi học và 666 sinh viên các khóa (từ K37 đến K41) bị cảnh báo học vụ.

Tương tự, hiện nay, số lượng bị xử lý học vụ của ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng khoảng 300 sinh viên/năm, tập trung vào sinh viên năm nhất.