Nhiều thí sinh bỏ con đường đại học, quyết định học nghề vì học phí quá cao

Năm học 2019 – 2020 nhiều thí sinh mặc dù trúng tuyển vào đại học nhưng lại quyết định học nghề vì sợ thất nghiệp trong khi mức học phí tại các trường đại học quá cao, có khi lên tới nửa tỷ đồng cho một khóa học.

Học phí các trường đại học đều tăng

Trong năm học 2019 – 2020, đa số các trường ĐH tư thục sẽ tăng học phí khoảng 5 – 10% tùy trường. Lý do các trường đưa ra là để bù trượt giá ở các khoản đầu tư cho sinh viên.

Ngày 20.6.2019, Trường ĐH H đã có thông báo học phí nhập học đối với bậc ĐH khóa 2019. Theo đó, học phí các ngành dao động trong khoảng 21 – 28,8 triệu đồng/học kỳ. Mức học phí này tăng so với năm ngoái khoảng 10%.

Nằm trong lộ trình tăng hằng năm, trường ĐH C cũng tăng học phí lên khoảng 5%. Trường ĐH T quyết định tăng xấp xỉ 5% so với năm ngoái. Mức học phí của trường trường ĐH D cũng sẽ tăng lên khoảng 5 – 6% so với năm học 2018 – 2019.

Trong khi đó, học phí tại các trường khối công lập cũng tăng mạnh kể từ khi các trường thực hiện quyền tự chủ dựa vào luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội thông qua và đã đi vào thực tế (từ ngày 1.7.2019).

26.8.2015 TIN 200 HOC NGHE DAM BAO VIEC LAM Copy

Nhiều thí sinh “né” học ĐH vì sợ học phí cao

So với mức học phí các trường ĐH công lập chưa tự chủ đang thu hiện nay, học phí sau khi tự chủ tăng tới 3,5 lần. Cụ thể ngay trong năm học 2019 – 2020, sinh viên trường tự chủ phải đóng học phí từ 18,5 – 46 triệu đồng/năm (tùy ngành). Trong khi đó, ở trường chưa tự chủ học phí chỉ ở mức 8,9 – 13 triệu đồng/năm.

Mức học phí cao nhất hiện tại đang thuộc về ĐH Quốc tế Úc tại thành phố Hồ Chí Minh với 233 triệu/năm, kế đó là ĐH Quốc tế S với 115 triệu đồng/năm. Đứng thứ 3 là ĐH V và ĐH F với mức 90 triệu đồng/năm. ĐH H 60 triệu đồng/năm, ĐH T 35 triệu đồng/năm.

Tân sinh viên quyết định học nghề

Trong khi một số trường đại học năm nay ra sức hạ điểm chuẩn xuống mức rất thấp để thu hút thí sinh thì nhiều học sinh mặc dù đạt điểm cao trong kì thi THPT quốc gia nhưng vẫn lựa chọn học nghề vì tâm lý chung: Sợ thất nghiệp và gánh nặng học phí.

Như trường hợp của hai bạn: Nguyễn Tiến Thịnh và Đinh Tiến Hùng (cùng quê Bình Phước) có điểm thi tốt nghiệp THPT lần lượt là 22,5 và 24 điểm, đủ đậu vào nhiều trường ĐH ở Tp.HCM nhưng hai em lại chuyển qua học Trung cấp Việt Giao. Hùng nói “Nhận được giấy báo trúng tuyển của trường ĐH V nhưng em nghĩ lại học đại học chưa chắc ra đã có việc làm nên em đi học nghề cho chắc ăn. Với lại, trường mà em dự định theo học năm nay học phí tăng cao quá, gần 20 triệu đồng/năm. Với số tiền này đủ để em học trọn một khóa tại Việt Giao mà ra trường lại được đảm bảo việc làm”.

Suy nghĩ của Hùng có lẽ trùng quan điểm của nhiều bạn trẻ hiện nay, bởi nhiều trường ĐH hiện đang trong tình trạng giảm sút đáng kể số lượng hồ sơ đăng ký nhập học. Có trường giảm một nửa, thậm chí hơn một nửa số hồ sơ so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Trong khi các trường ĐH ồ ạt tăng học phí thì ở nhiều trường trung cấp, học phí vẫn được giữ nguyên. Hiện tại mức học phí cao nhất của trường trung cấp Việt Giao chỉ ở mức 21 triệu đồng/ 2 năm học. Nhà trường cam kết mức học phí này không thay đổi trong toàn khóa học của sinh viên khi theo học tại trường.

hình 2 Copy

TC Việt Giao cam kết không tăng học phí trong toàn khóa học của sinh viên và đảm bảo việc làm sau khi ra trường

Ngoài học phí thì việc làm sau khi ra trường cũng là một vấn đề đang được bạn trẻ quan tâm hiện nay.

ThS Nguyễn Quỳnh Lâm – giảng viên Kinh tế, Trưởng Bộ phận Quan hệ Hợp tác Doanh nghiệp Trường Trung cấp Việt Giao cho biết, khi được hỏi nhiều sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh ở trường ĐH trả lời chưa biết sẽ làm gì sau khi ra trường, trong khi ở các trường nghề như TC Việt Giao, sinh viên định hướng rõ ràng ngay từ khi còn học năm nhất. Ví dụ như bạn học ngành Quản trị Bếp – Ẩm thực ra trường chắc chắn sẽ làm trong các nhà hàng Âu, Á, Hoa, Nhật, Thái, Việt, mở quán cà phê, tiệm bánh…mà không bị mông lung, mơ hồ về tương lai nghề nghiệp. Như vậy, việc nhiều bạn trẻ lựa chọn trường nghề là điều đương nhiên, đó là chưa kể đến lợi thế rút ngắn thời gian học tập so với bậc ĐH.

Theo Bản tin Cập nhật Thị trường lao động Việt Nam số 20, quý IV/2018, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ ĐH vẫn ở mức cao, lên tới 135,8 nghìn người.

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh (Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ VN) cho biết nhà tuyển dụng không cần bằng cấp mà là kinh nghiệm làm việc thực sự. Ngay cả nếu như ứng viên có đủ loại bằng cấp thì điều đó cũng không có nghĩa họ sẽ có những kỹ năng hoặc kinh nghiệm phù hợp cho công việc của họ.

“Thời gian trước đây, xã hội Việt Nam mang nặng tâm lý trọng bằng cấp. Nhiều người nghĩ bằng cấp càng cao càng oai. Tuy nhiên trên thực tế có những người không cần sở hữu bằng cấp, năng lực, mức thu nhập của họ vẫn nổi trội và vẫn được người khác nể phục”, ThS Lâm nhấn mạnh.

VG