Học truyền thông ra làm gì? Xu hướng việc làm mới nhất

Hoc Truyen Thong Ra Lam Gi 0

Học truyền thông ra làm gì có lẽ vẫn còn là thắc mắc của nhiều bạn học sinh và quý phụ huynh. Hiện nay, truyền thông chính là cách nhanh nhất để doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến với khách hàng. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao ngày càng lớn. Vậy hãy cùng Việt giao tìm hiểu xu hướng việc làm trong ngành truyền thông như thế nào nhé!

Ngành Truyền thông là gì?

Truyền thông là sự truyền tải thông tin giữa 2 người hoặc giữa nhiều người với nhau. Thông qua truyền thông, thông tin về mọi lĩnh vực sẽ được mang đến người xem, người nghe 1 cách chi tiết và đầy đủ nhất. Đồng thời, sự trao đổi hành vi và tư duy giữa nhiều người được thúc đẩy và tương tác tốt với nhau.

Như vậy, ngành truyền thông là ngành học đào tạo cho sinh viên các kiến thức chuyên môn, kỹ năng về hiệu quả của việc truyền thông trong nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến như: báo chí, kinh doanh, giải trí, du lịch… Qua đó, ngành giúp kết nối cộng đồng, các doanh nghiệp, tổ chức và các quốc gia lại với nhau.

Ngành truyền thông là sự truyền tải thông tin giữa 2 hoặc nhiều người với nhau
Ngành truyền thông là sự truyền tải thông tin giữa 2 hoặc nhiều người với nhau

Xu hướng học truyền thông

Ngành truyền thông đang là ngành nghề được các bạn học sinh quan tâm và lựa chọn để định hướng công việc tương lai. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem học truyền thông ra làm gì và tại sao ngành học này lại có nhiều sức hút như vậy.

Bên cạnh cách truyền thông truyền thống như báo đài, tivi thì ngày nay mạng xã hội, internet, website cũng được dùng để đưa thông điệp và sản phẩm đến với khách hàng. Do đó, cơ hội việc làm càng ngày càng mở rộng trong các lĩnh vực: chuyên viên truyền thông, chuyên viên pr, chuyên viên tổ chức sự kiện, nhà báo, đạo diễn, phóng viên…

Ngành truyền thông luôn là lựa chọn chưa bao giờ lỗi thời
Ngành truyền thông luôn là lựa chọn chưa bao giờ lỗi thời

Hiện nay các toà soạn, đài truyền hình, công ty truyền thông, doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực cũng sẵn sàng chi mức lương hấp dẫn để tuyển dụng được chuyên viên giỏi. Sở dĩ đó mà nghề này đòi hỏi sự sáng tạo, liên tục tạo ra cái mới. Để theo nghề đó phải là người có sự nỗ lực lớn, bền bỉ và luôn cống hiến hết mình. 

>>> Xem thêm

Các chuyên ngành trong lĩnh vực truyền thông

Các chuyên ngành đào tạo tại trường học sẽ phần nào quyết định việc học truyền thông ra làm gì. Thực tế, đây là một ngành học đa dạng, rộng lớn khi có phạm vi ở nhiều mảng khác nhau, tính thực tế cao và sức ảnh hướng lớn đến sự phát triển của xã hội.

Ngành truyền thông báo chí

Truyền thông báo chí có lịch sử phát triển lâu đời. Ban đầu được biết đến dưới dạng báo in, radio, tạp chí… dần dần thời đại công nghệ phát triển thì ngành cũng có những bước phát triển mới. Hiện nay, lĩnh vực báo chí được chia làm nhiều loại: báo in, báo điện tử, báo phát thanh, truyền hình trực tuyến và xuất bản.

Ngành truyền thông báo chí đóng vai trò cập nhật và mang đến cho người đọc những tin tức mới nhất, liên tục. Điều đó đồng nghĩa những người làm việc trong ngành này luôn phải tìm kiếm, đánh giá, xác thực thông tin 1 cách chính xác và nhanh nhất. Do đó, để làm tốt công việc bạn phải có 1 tư duy nhạy bén, linh hoạt.

Truyền thông báo chí gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, xuất bản
Truyền thông báo chí gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, xuất bản

Ngành truyền thông thực hành

Truyền thông thực hành hay còn gọi là truyền thông PR. Đặc điểm của ngành này là nghiên cứu và ứng dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh cho khách hàng. Nhờ vào mạng xã hội, website, ứng dụng di động, email quảng cáo, video quảng cáo, SEO… sẽ giúp tiếp thị sản phẩm đến nguồn khách hàng tiềm năng 1 cách dễ dàng hơn.

Ngành truyền thông thực hành chủ yếu làm việc với các mảng như quảng cáo, báo chí, sự kiện… Ngoài ra, truyền thông thực hành còn được chia nhỏ thành 3 lĩnh vực như: Quan hệ công chúng, truyền thông doanh nghiệp, truyền thông phi lợi nhuận.

Truyền thông thực hành ứng dụng phương tiện kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm
Truyền thông thực hành ứng dụng phương tiện kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm

Ngành phương tiện truyền thông

Ngành phương tiện truyền thông là ngành nghề cần có sự sáng tạo, nhạy bén, biết cập nhật các trend mới nhất để tạo được những sản phẩm truyền thông có giá trị. Ở ngành này, sinh viên sẽ được hướng dẫn cách tạo ra các sản phẩm từ việc sử dụng các công cụ như: máy quay phim, máy tính, máy ảnh…

Đồng thời, các bạn sẽ học được cách kết hợp với các phần mềm chỉnh sửa ảnh, video, phần mềm đồ họa 3D để tạo nên được sản phẩm hoàn chỉnh. Sinh viên cũng sẽ được học cách kết hợp nhiều phương tiện truyền thông như âm nhạc, hiệu ứng, hình ảnh… để có được sản phẩm hấp dẫn và thu hút khách hàng hơn. 

Kết hợp nhiều phương tiện truyền thông vào sản phẩm sẽ giúp sản phẩm chất lượng và thu hút người xem
Kết hợp nhiều phương tiện truyền thông vào sản phẩm sẽ giúp sản phẩm chất lượng và thu hút người xem

Ngành nghiên cứu truyền thông

Ngành nghiên cứu truyền thông là ngành riêng biệt hơn so với 2 ngành trên. Bởi vì, ngành này không trực tiếp làm ra sản phẩm mà chỉ tập trung nghiên cứu hành vi xã hội, xu hướng tiêu dùng và thị hiếu của cộng động. Từ đó, đưa ra các đánh giá và xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp, hiệu quả.

Có thể nói, nghiên cứu truyền thông được coi là nền tảng cho ngành truyền thông thực hành. Quá trình nghiên cứu càng kỹ lưỡng và đạt hiệu suất thì việc tạo ra sản phẩm càng hiệu quả kết quả. Nhờ vậy, các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn bao quát hơn về xu hướng khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra được các giải pháp tối ưu, nâng cấp sản phẩm để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng nhất.

Ngành nghiên cứu truyền thông nghiên cứu hành vi xã hội, xu hướng tiêu dùng của khách hàng
Ngành nghiên cứu truyền thông nghiên cứu hành vi xã hội, xu hướng tiêu dùng của khách hàng

Học ngành truyền thông có dễ xin việc không?

Có nhiều bạn vẫn thắc mắc học truyền thông ra làm gì và có dễ xin việc không? Với thời đại công nghệ 4.0, chính phủ và doanh nghiệp đều cần các chuyên gia truyền thông để quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm hay tuyên truyền chính sách đến cộng đồng. Vì vậy, có thể nói truyền thông chính là lựa chọn có tiềm năng rất lớn về việc làm. 

Tuy nhiên, tuyển dụng mảng truyền thông yêu cầu rất cao do tính chất công việc cần sự chuyên nghiệp và kỹ năng chuyên môn tốt. Do đó, để có nhiều cơ hội việc làm tốt trong lĩnh vực này, bạn cần trau dồi bồi dưỡng và không ngừng nâng cao chuyên môn để có đủ kỹ năng và tố chất cần thiết.

Truyền thông có tiềm năng rất lớn về việc làm do nhu cầu quảng bá thương hiệu ngày càng nhiều
Truyền thông có tiềm năng rất lớn về việc làm do nhu cầu quảng bá thương hiệu ngày càng nhiều

Các khối thi vào ngành truyền thông gồm những tổ hợp môn nào?

Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng áp dụng khá đa dạng khối thi để xét tuyển ngành truyền thông đa phương tiện. Các khối thi vào ngành truyền thông bao gồm các tổ hợp môn như sau:

  • A00: Toán – Lý- Hóa.
  • A01: Toán – Lý – Anh.
  • C00: Văn – Sử – Địa.
  • C01: Văn – Toán – Lý.
  • C02: Văn – Toán – Hóa.
  • C15: Văn – Toán – GDCD.
  • D01: Văn – Toán – Anh.
  • D14: Văn – Sử – Anh.
  • D15: Văn – Địa – Anh.
  • D78: Văn – Anh – KHXH.

Học những gì?

Trong mỗi chuyên ngành, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn, kỹ năng khác nhau. Có thể kể đến các kiến thức và kỹ năng khi học ngành truyền thông như:

  • Học các kiến thức, lý thuyết cơ bản về truyền thông: Bao gồm các khái niệm, nguyên lý, quy trình truyền thông.
  • Tìm hiểu về kiến thức truyền thông kỹ thuật số: Nền tảng xã hội, mạng lưới quảng cáo trực tuyến và nhiều hình thức truyền thông kỹ thuật số khác chính là công cụ cần thiết để bạn có thể hoạt động, làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
  • Nắm được kỹ năng về quản trị truyền thông: Sinh viên sẽ được đào tạo bài bản các kỹ năng về quy trình quản lý truyền thông,  quản lý hiệu quả và các rủi ro của các chiến lược truyền thông, quản lý tài nguyên và ngân sách của các dự án truyền thông.
  • Kỹ năng viết, biên tập, kỹ năng làm việc với công cụ truyền thông: Để tạo ra được 1 sản phẩm thu hút người xem, bạn cần phải biết cách làm cho sản phẩm trở nên sống động và hấp dẫn. Có thể kể đến các công cụ truyền thông như phần mềm chỉnh ảnh, video, âm thanh, đồ họa. Ngoài ra, kỹ năng viết content và chỉnh sửa tài liệu truyền thông như kịch bản, tin tức, bài báo cũng vô cùng quan trọng khi muốn truyền tải thông điệp đến người xem.
  • Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: Truyền thông là một mạng lưới rộng lớn, vì thế bạn cần lên kế hoạch chi tiết và tương tác tốt với các thành viên trong nhóm để đạt được hiệu quả trong công việc.
  • Kỹ năng quản lý dự án: Sinh viên sẽ được học cách lên chiến lược truyền thông và quản lý dự án để đi đúng hướng và mục tiêu hướng đến.
  • Học được cách nghiên cứu, phân tích thông tin, truyền đạt chủ đề 1 cách rõ ràng, hiệu quả thông qua viết, nói hoặc hình ảnh.
  • Rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, sáng tạo: Lĩnh vực truyền thông là môi trường làm việc cực kỳ chuyên nghiệp và năng động. Vì thế, chỉ khi bạn dám đam mê, sáng tạo, có khả năng giao tiếp mới có thể theo đuổi ngành nghề này.
Rèn luyện kỹ năng sáng tạo, giao tiếp
Rèn luyện kỹ năng sáng tạo, giao tiếp

Ra trường làm gì?

Sau khi ra trường, có rất nhiều vị trí mà bạn có thể ứng tuyển tùy thuộc vào khả năng của bản thân. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem học truyền thông ra làm gì và làm được ở những vị trí nào nhé! Những cương vị mà người học truyền thông có thể đảm nhận như:

  • Phóng viên, nhà báo: Nếu yêu thích và có khả năng viết, quan tâm về tin tức chính trị xã hội, thể thao, giải trí… hay đưa tin về các sự kiện nóng hổi mới nhất thì bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển làm nhà báo hoặc phóng viên. 
  • Biên tập viên: Là người chỉnh sửa, cải tiến nội dung để đảm bảo các sản phẩm truyền thông được chỉn chu cả về mặt hình ảnh lẫn nội dung trước khi phát hành ra công chúng.
  • Đạo diễn chương trình, đạo diễn phim ảnh: Đạo diễn có thể coi như đầu tàu của 1 chương trình hay bộ phim. Đạo diễn chính là người phân bố, sắp xếp, chỉ đạo chương trình hay cảnh quay để tạo ra 1 tác phẩm nghệ thuật sáng tạo và hấp dẫn người xem. 
  • Biên kịch: Là người sáng tạo ra các nhân vật, lời thoại, bối cảnh của 1 bộ phim hay chương trình truyền hình. Sau đó, kịch bản này sẽ được chuyển tới đội ngũ sản xuất để tạo nên những bộ phim, chương trình công chiếu cho khán giả.  
  • Người dẫn chương trình: Bạn hoạt ngôn, nhạy bén, có khả năng xử lý linh hoạt thì có thể thử sức với vai trò người dẫn chương trình. Người dẫn chương trình sẽ dùng những kiến thức của mình để dẫn dắt, kết nối khán giả với sự kiện, chương trình mình đảm nhiệm. 
  • Chuyên viên PR: Sử dụng các kiến thức chuyên môn đã được học để đưa ra các chiến lược truyền thông phù hợp với mục tiêu khách hàng. Mục đích là tạo hiệu quả tốt nhất khi quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
  • Chuyên viên truyền thông kỹ thuật số: Công việc liên quan đến việc cắt ghép, chỉnh sửa video, hình ảnh thông qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
  • Chuyên viên truyền thông nội bộ: Là người lên kế hoạch, ý tưởng cho các chương trình, sự kiện của công ty.
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện: Là người lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, điều phối giám sát chương trình, quản lý hậu cần để đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ và thành công.
Nhà báo thích hợp với những bạn có khả năng viết và ngôn từ sắc sảo
Nhà báo thích hợp với những bạn có khả năng viết và ngôn từ sắc sảo

Lương bao nhiêu?

Khi nói về ngành này, nhiều người còn đặt ra câu hỏi: học truyền thông ra làm gì để có thu nhập cao bởi sẽ có sự chênh lệch tùy theo khả năng, vị trí, và đơn vị công tác. Tuy nhiên, nếu nhìn chung thì mức lương ngành truyền thông cao hơn các ngành nghề khác. Cụ thể như sau:

  • 9.000.000 – 10.000.000: Chuyên viên truyền thông nội bộ
  • 10.000.000 – 15.000.000: Chuyên viên tổ chức sự kiện.
  • 10.000.000 – 20.000.000: Nhà báo, phòng viên, nhân viên truyền thông, người dẫn chương trình.
  • 15.000.000 – 25.000.000: Chuyên viên PR. 
  • 25.000.000 – 30.000.000: Đạo diễn chương trình, đạo diễn phim ảnh, biên kịch.
  • 30.000.000 – 70.000.000: Quản lý thương hiệu.
Ngành truyền thông có mức lương hấp dẫn và cao hơn trung bình các ngành nghề khác
Ngành truyền thông có mức lương hấp dẫn và cao hơn trung bình các ngành nghề khác

Có dễ xin việc không?

Với sự bùng nổ của truyền thông như hiện nay, không khó để tìm kiếm cơ hội cho các bạn sinh viên. Các bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội việc làm tại các tổ chức tuyển dụng như:

  • Bộ, phòng, sở thông tin và truyền thông.
  • Tổ chức báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh.
  • Nhà sách, đơn vị xuất bản.
  • Công ty chuyên về marketing, quản lý sự kiện, công ty tư vấn quan hệ công chúng.
Có thể tìm thấy nhiều cơ hội việc làm tại các tổ chức tuyển dụng như công ty marketing
Có thể tìm thấy nhiều cơ hội việc làm tại các tổ chức tuyển dụng như công ty marketing

>>> Xem thêm

Những tố chất cần thiết của người làm truyền thông

Học truyền thông ra làm gì cũng đều phải có những kỹ năng và tố chất cần thiết để đảm nhận tốt nhiệm vụ được giao. Một người làm việc trong mảng ngành này nên rèn luyện những đức tính như sau: 

  • Sáng tạo: Ý tưởng không trùng lặp, biết cách làm mới nội dung chính là tố chất quan trọng nhất nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực này. Tư duy sáng tạo giúp sản phẩm của bạn chất lượng và dễ tiếp cận với khách hàng. Do đó, nếu bạn chỉ một màu, không bắt kịp các xu hướng và lỗi thời thì sẽ rất nhanh bị đào thải.
  • Khả năng giao tiếp tốt: Ngành truyền thông chú trọng nhiều về khả năng truyền tải thông tin đến người xem. Khi ngôn từ của bạn linh hoạt, cách xử lý tình huống thông minh sẽ giúp truyền đạt ý tưởng, nội dung tốt hơn.
  • Kỹ năng ngoại ngữ giỏi: Để nắm bắt được xu hướng toàn cầu thì việc giỏi ngoại ngữ là điều bắt buộc bạn phải có. Có cơ hội làm việc với công ty nước ngoài cũng như khả năng thăng tiến cao khi bạn thành thạo ít nhất 1-2 loại ngoại ngữ. 
  • Kiến thức về công nghệ, khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật số: Đây sẽ là nền tảng để người học có thể tự tin hơn trong quá trình làm việc. Đồng thời, khi chuẩn bị trước những kỹ năng này, các bạn sinh viên sẽ thuận lợi hơn trong quá trình học tập của mình.
Khả năng giao tiếp tốt là tố chất quan trọng nhất khi làm việc trong lĩnh vực truyền thông
Khả năng giao tiếp tốt là tố chất quan trọng nhất khi làm việc trong lĩnh vực truyền thông

Học truyền thông tại Việt Giao

Trong số rất nhiều trường đào tạo về ngành truyền thông, đặc biệt có thể kể đến Trường Trung Cấp Việt Giao. Sinh viên sau khi ra trường sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng để đảm nhận nhiều vị trí trong lĩnh vực truyền thông. Với mục tiêu tạo lập tương lai bền vững, Việt Giao luôn đồng hành và dẫn bước các bạn sinh viên từ những ngày đầu khi đặt chân đến đây. 

Với đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực truyền thông, Việt Giao tin rằng sẽ truyền tải đến các em sự nhiệt huyết, kinh nghiệm làm nghề. Đồng thời, bồi đắp và phát triển những tố chất, kỹ năng cần có để các bạn hoàn thiện bản thân và tự tin khi làm nghề. 

Sinh viên tại trường trung tâm Việt Giao được bồi đắp và phát triển tố chất và kỹ năng để tự tin làm nghề
Sinh viên tại trường trung tâm Việt Giao được bồi đắp và phát triển tố chất và kỹ năng để tự tin làm nghề

Thông tin về việc học truyền thông ra làm gì và xu hướng việc làm trong lĩnh vực truyền thông như thế nào đã được Việt Giao giới thiệu chi tiết ở bài viết trên. Nếu quý phụ huynh và các em học sinh có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc tuyển sinh cũng như ngành truyền thông xin hãy liên hệ ngay đến nhà trường để được giải đáp nhé!