Thạc sĩ đi học trung cấp, những số liệu bất ngờ

Thực trạng này khiến dư luận hết sức bức xúc nhưng nhiều chuyên gia không bất ngờ với những số liệu này.

GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là chuyện hoàn toàn có thể hiểu được, bởi số lượng đào tạo quá lớn, vượt xa nhu cầu thị trường lao động hiện nay.

GS Nguyễn Minh Thuyết đã khi tính toán mỗi năm cả nước chỉ cần từ 13.000 – 15.000 cử nhân.

Về nhu cầu nhân lực, cả nước lúc đó có khoảng 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút được tối đa 500.000 lao động, trong đó chỉ cần từ 5 – 7% cán bộ trình độ ĐH, 8% cán bộ trình độ cao đẳng, 60% công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông.

Giả sử mỗi năm có thêm 10 khu công nghiệp, khu chế xuất và có 10% cán bộ trình độ đại học, cao đẳng về hưu cần được thay thế thì chỉ cần đào tạo thêm theo cấp số cộng mỗi năm khoảng 13.000 – 15.000 cán bộ là đủ.

Tuy vậy, vào thời điểm đó mỗi năm các trường đại học và cao đẳng cả nước đã cho ra trường trên 200.000 người – gấp hơn 10 lần so với nhu cầu. Và con số đó hiện nay là 400.000 người.

Nhiều trường hợp, cử nhân sau khi ra trường không tìm được việc làm và tiếp tục học lên thạc sĩ. Cuối cùng, thạc sĩ cũng thất nghiệp.

“Có thể do học nhiều quá, học không theo nhu cầu thị trường về cơ cấu, chất lượng nên thất nghiệp là điều tất yếu” Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhận định

Trình độ kém

Trả lời trên Tuổi trẻ, Thứ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội Doãn Mậu Diệp nhận định một bộ phận trí thức Việt thất nghiệp hoặc làm công việc có thu nhập kém “vì Việt Nam đã quá thừa lao động trình độ cao đẳng, đại học kém chất lượng”.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cho rằng hiện tượng này là “lỗi do đào tạo”. Việt Nam vẫn tự hào vì chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhưng bản chất là người Việt có thời gian học tập dài.

“Có thể do học nhiều quá, học không theo nhu cầu thị trường về cơ cấu, chất lượng nên thất nghiệp nhiều là điều tất yếu”, ông Diệp chia sẻ.

Thực trạng này, TS Lương Hoài Nam cho rằng 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do thiếu hụt kỹ năng thực hành, 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá thiếu kỹ năng sống.

“Đã phỏng vấn tuyển dụng hàng nghìn người trong 20 năm qua, tôi nghĩ những con số này có cơ sở và rất đáng lo ngại. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp sau khi tuyển dụng sinh viên ra trường phải tổ chức đào tạo cho họ các kiến thức, kỹ năng cơ bản mà lẽ ra họ đã phải được chuẩn bị tốt trong những năm học đại học”, TS Lương Hoài Nam nêu quan điểm.

TS Lương Hoài Nam cũng cho biết, do chương trình giáo dục phổ thông giống nhau suốt 12 năm và tâm lý phải cố gắng cho con vào đại học phổ biến của các phụ huynh nước ta, tỷ lệ đào tạo đại học và dạy nghề ở nước ta bất hợp lý, gây mất cân đối về nguồn cung trên thị trường lao động.

Do dôi dư lao động có bằng đại học nhưng lại thiếu lao động được đào tạo nghề có chất lượng cao, nhiều cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng lao động có bằng đại học cho những công việc thật ra chỉ cần lao động được đào tạo nghề trung cấp